Tra cứu mã số thuế cá nhân - MSTCN


Tra cứu mã số thuế cá nhân – TNCNOnline

5 Cách tra cứu mã số thuế cá nhân online với số CMND

Ngày nay, việc đăng ký cũng như tra cứu mã số thuế thu nhập cá nhân trở nên rất quan trọng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến, việc tra cứu mã số thuế này thông qua phương thức online cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Và dưới đây là 5 cách tra cứu mã số thuế cá nhân nhanh và tiện lợi nhất. Mời bạn cũng theo dõi bài viết sau.

Mã số thuế cá nhân là gì?

Mã số thuế là một dãy số bao gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế (khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019).

Trước đây tại khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý thuế 2006 có quy định về mã số thuế như sau: “Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự khác do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.”

Như vậy, theo quy định hiện hành có xác định rõ mã số thuế là một dãy số, gồm 02 loại: Mã số thuế 10 chữ số và mã số thuế 13 chữ số, cả hai loại này đều  không có chữ cái, chỉ có các ký tự khác (cụ thể là dấu gạch ngang tại mã số thuế 13 chữ số).

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC, mã số thuế có cấu trúc như sau: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13

Trong đó:

  • Hai chữ số đầu gồm N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế.
  • Bảy chữ số từ vị trí N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
  • Chữ số ở vị trí N10 là chữ số kiểm tra.
  • Ba chữ số cuối gồm N11N12N13 là các số có thứ tự từ 001 đến 999.
  • Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 03 chữ số cuối.

Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, việc tra cứu mã số thuế cá nhân trở nên nhanh chóng và tiện lợi. Bởi vậy mà trong vô số cách tra cứu thuế hiện nay, chúng tôi sẽ đặc biệt nhấn mạnh 5 cách sau:

Cách 1. Tra cứu trên TNCNonline

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ Tra cứu mã số thuế cá nhân

Bước 2: Nhập thông tin: Chứng minh nhân dân (cmnd) hoặc Căn cước công dân (cccd)

Bước 3: Sau khi hệ thống tra cứu xong, thông tin mã số thuế cá nhân sẽ hiển thị ngay bên dưới.

Hệ thống kho dữ liệu đầy đủ, tốc độ truy vấn tìm kiếm nhanh sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được thông tin MST cá nhân của bạn.

Cách 2: Tra cứu trên trang web Mã số thuế

 

Bước 1: Bạn cần truy cập vào trang web Mã số thuế: https://masothue.vn/

Bước 2: Nhập số CMND/CCCD của cá nhân bạn hoặc người mà bạn cần tra cứu giúp.

Bước 3:Cuối cùng bạn chỉ việc nhận kết quả.

Cách 3: Tra cứu trên trang web của Tổng cục thuế

 

Bước 1: Để tra cứu mã số thuế cá nhân trên trang web của tổng cục thuế, hãy truy cập vào đường link: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp

Bước 2: Sau đó nhập số CMND/CCCD của bạn hoặc của cá nhân cần tra

Bước 3: Điền mã xác nhận 

Lưu ý: Phần mã xác nhận có phân biệt chữ in hoa và chữ thường, bạn bắt buộc phải điền đúng và đủ mã số. Họ tên và Địa chỉ có thể nhập hoặc không nhập cũng không ảnh hưởng. 

Bước 4: Cuối cùng bấm vào ô Tra cứu và chờ nhận kết quả. 

Cách 4:  Tra cứu trên trang web Thuế điện tử

 

Bước 1: Tương tự như 2 cách trên, để tra cứu mã số thuế trên trang web thuế điện tử, bạn phải nhẫn vào đường link: https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Bước 2: Tiếp tục nhấn vào "Cá nhân" bên tay phải.

Bước 3: Sau đó bấm vào "Tra cứu thông tin người nộp thuế" 

Bước 4: Nhập số CMND, mã kiểm tra và bấm Tra cứu thế là xong

Cách 5: Tra cứu mã số thuế cá nhân qua Facebook 

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy truy cập đường link: https://www.facebook.com/masothuedotcom/

Bước 2: Sau đó bấm vào mục "Gửi tin nhắn"

Bước 3: Gõ số CMND vào phần tin nhắn, khi bạn đã hoàn tất mọi bước hệ thống sẽ tự động trả về thông tin mã số thuế cá nhân của người gửi.

Cách 6: Tra cứu bằng ứng dụng Tra cứu mã số thuế

 

Lưu ý: Để tra cứu mã số thuế cá nhân bằng app “Tra cứu mã số thuế” trên điện thoại, đầu tiên các bạn vào CH Play hoặc iOS tải và cài đặt ứng dụng “Tra cứu mã số thuế” về điện thoại. Lưu ý, điện thoại phải có kết nối mạng mới có thể thực hiện được nhé.

Bước 1: Truy cập vào Google Play, tải và cài đặt ứng dụng Tra cứu mã số thuế về điện thoại.

Bước 2: Mở ứng dụng, chọn ô “Tra cứu mã số thuế cá nhân” tại giao diện chính.  

Bạn tiếp tục nhập số chứng minh thư nhân dân của mình và mã xác nhận. Tiếp theo, bạn chỉ việc nhấn “Tra cứu”. Cuối cùng, ứng dụng sẽ trả về kết quả gồm họ và tên, mã số thuế, địa chỉ, người đại diện, ngày hoạt động, đơn vị quản lý, tình trạng hoạt động.

Những lưu ý quan trọng khi tra cứu mã số thuế cá nhân online:

  • Để tra được mã số thuế thu nhập cá nhân online, các bạn bắt buộc phải chuẩn bị số CMND hoặc số thẻ căn cước công dân (vì hầu hết hiện nay công dân đều sử dụng căn cước công dân). Vì kiểm tra mã số thuế bằng số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân sẽ cho ra kết quả chính xác nhất. 
  • Tuy nhiên, một số website cũng cho phép các bạn check mã số thuế thu nhập cá nhân bằng các thông tin khác như: tên người đại diện, tên doanh nghiệp, địa chỉ,... nhưng nếu tra cứu bằng các thông tin này thường sẽ cho ra nhiều kết quả khác nhau. Việc làm này không những khiến bạn mất thời gian mà còn gây cản trở trong việc dò kết quả.
  • Đặc biệt, với các cách tra cứu mã số thuế thu nhập cá nhân mà chúng tôi chia sẻ ở trên các bạn còn cần chuẩn bị laptop hoặc điện thoại có kết nối internet để có thể kiểm tra online mã số thuế thu nhập cá nhân của mình. 

Như vậy chúng tôi vừa giới thiệu xong 5 cách tra cứu mã số thuế cá nhân vừa nhanh chóng vừa đảm bảo an toàn. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể dễ dàng theo dõi mã số thuế cá nhân của mình và những người thân khi cần thiết. Hãy thường xuyên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Không tra cứu được mã số thuế?

Mã số thuế cá nhân liên quan trực tiếp tới thuế thu nhập cá nhân. Thông qua mã số này nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế. Mã số này cũng giúp cá nhân dễ dàng kê khai các khoản thu nhập.

Như vậy, người không có thu nhập như học sinh, sinh viên không đi làm sẽ không cần nộp thuế, người có thu nhập cao sẽ tăng dần mức nộp thuế trên khoản thu nhập của mình.

Trong trường hợp không tra cứu được mã số thuế cá nhân có thể bắt nguồn từ một số lý do như:

  • Bạn không nằm trong nhóm cá nhân phải đóng thuế nên không có mã số thuế cá nhân.
  • Bạn chưa từng nhận được lương từ các cơ quan qua tài khoản.
  • Doanh nghiệp bạn đang lao động không thuế cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Hỏi: Hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế cá nhân cho nhân viên mới của công ty gồm những gì?

Trả lời: Theo điểm 2.3, khoản 2, Mục I, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC thì: Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán) và các cá nhân có thu nhập chịu thuế khác, hồ sơ đăng ký thuế gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 01/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu.
Cá nhân trong công ty lập bộ hồ sơ như trên, nộp cho công ty. Công ty thực hiện đăng ký MST cho cá nhân.Quy trình, công cụ hỗ trợ ĐKT bạn có thể xem và tải về tại chức năng Công cụ, phần Đăng ký thuế

Hỏi: Nếu người có MST làm tại một doanh nghiệp quyết toán thuế TNCN qua doanh nghiệp thì phải làm giấy uỷ quyền như thế nào?

Trả lời: Theo công văn 451/TCT-TNCN quy định về thủ tục quyết toán thuế TNCN thông qua đơn vị chi trả như sau:

"Cá nhân uỷ quyền quyết toán thông qua đơn vị chi trả phải nộp cho cơ quan chi trả các loại giấy tờ sau:

- Giấy uỷ quyền quyết toán thuế TNCN theo mẫu số 04-2/TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính;

- Các hoá đơn, chứng từ chứng minh các khoản được tính giảm trừ như: chứng từ thu tiền đóng từ thiện, nhân đạo, khuyến học; chứng từ thu tiền đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định (nếu cá nhân tự đóng); hồ sơ chứng minh người phụ thuộc (nếu chưa nộp cho cơ quan thuế);...

Cá nhân đã được đơn vị chi trả quyết toán thay thì không phải thực hiện các thủ tục quyết toán thuế TNCN theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính."

 Hỏi: Tôi đã được cấp mã sổ thuế nhưng công ty cũ của tôi đã giữ giấy chứng nhận mã số thuế thu nhập cá nhân tôi xin hỏi liệu có được cấp lại giấy đó không và cấp lại thì ở đâu thủ tục thế nào? mấy phí không?

Trả lời: Anh vui lòng liên hệ lại với cơ quan thuế, nơi đã cấp MST TNCN cho mình để được giải quyết. Anh có thể tra cứu thông tin cơ quan thuế bằng cách tra cứu MST ở tab Tra cứu MST của trang Web này.

Hỏi: Cách điều chỉnh sai sót trên tờ khai đăng ký MST cá nhân?

Trả lời: Anh/chị liên hệ với cơ quan thuế quản lý, nơi anh nộp tờ khai đăng kí thuế để được hướng dẫn các thủ tục cụ thể.

Hỏi: Năm 2009 cty tôi có ký HĐ thuê khoán chuyên môn với 06 người (thành viên) và ông A là người đứng tên ký kết HĐ trên. Khi quyết toán thuế TNCN đơn vị tôi đã khấu trừ thuế 10% sau khi trả thu nhập và nộp tiền thuế cho ông A. Bây giờ ông A cần xác nhận về số tiền khấu trừ trên. ? Công ty tôi có thể xác nhận cho cả nhóm không? hay chỉ mình ông A theo chứng từ đã quyết toán thuế?

Trả lời: Công ty bạn cung cấp chứng từ khấu trừ cho nhân viên đúng với chi trả của công ty với người lao động. Ở đây, công ty bạn ký HĐ với ông A, khấu trừ thuế và QT thuế thay cho ông A, thì công ty bạn chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho ông A.

Hỏi: Công ty tôi hàng tháng không phát sinh thuế TNCN phải nộp; nên tôi làm tờ khai quuyết toán thuế TNCN theo quý. Nhưng cơ quan thuế nơi đơn vị tôi đóng lại yêu cầu đơn vị phải làm công văn xin nộp tờ khai theo quý. Và ra quuyết định phạt tiền vì công ty tôi đã nộp chậm tờ khai tháng( tính từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 10/2010. Vậy quyết định của cơ quan thuế như vậy có đúng không? Tôi đã đọc thông tư 84/2008/TT - BTC ; nếu PS nghĩa vụ nộp thuế dưới 5 triệu thì nộp tờ khai theo quý. Tôi đã giải thích với cán bộ thuế như vậy; nhưng cán bộ này vẫn lập biên bản và yêu cầu chúng tôi phải có công văn xin nộp theo quý mới chấp nhận. Kính mong Tổng cục thuế sớm trả lời cho tôi . Tôi xin chân thành cám ơn!

Trả lời: 

Công văn 2970/TCT-TNCN ngày 20 tháng 7 năm 2009 có đề cập:

Về khai thuế tháng:

- Tại tiết 2.1.1,điểm 2, mục II, phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc khai thuế tháng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập như sau:

” Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm 1 mục II phần D nêu trên có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế hàng tháng”

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập trong tháng nếu có phát sinh việc khấu trừ số thuế thu nhập cá nhân thì thực hiện kê khai hàng tháng theo mẫu số 02/KK-TNCN (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công ) và nộp tờ khai cho cơ quan thuế theo qui định tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC nêu trên.

Trường hợp trong tháng tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì tạm thời chưa phải khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

Hiện tại, chưa có quy định nào khác về việc nộp tờ khai tháng/quý. Tuy nhiên c ó thể từng Cục Thuế có hướng dẫn riêng cho NNT thuộc quản lý. Anh/chị cần hỏi rõ lại CQT quản lý việc cần có công văn xin nộp theo quý được hướng dẫn cụ thể tại văn bản nào.

Ngoài ra, tại tiết 2.1.2 điểm 2 Mục II Phần D của Thông tư số 84/2008/TT-BTC nêu trên qui định:

” Trường hợp hàng tháng tổ chức, cá nhân trả thu nhập có tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ theo từng loại tờ khai thấp hơn 5 triệu đồng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được khai, nộp tờ khai theo quí. Thời hạn nộp tờ khai theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quí sau.”

Bạn chú ý rằng: Nếu tháng 1 đã nộp tờ khai tháng thì tháng 2, 3 vẫn phải nộp tờ khai tháng chứ không phải tháng 1 nộp tờ khai tháng rồi tháng 2, 3 không nộp tờ khai tháng mà nộp tờ khai quý.

Hỏi: Số CMND của vợ tôi bị trùng với số CMND của một chị khác, sau khi làm các thủ tục với cơ quan thuế và đã được cơ quan thuế cấp cho một MSTTNCN. Hiện nay 2 người có 2 MST nhưng cùng chung một số CMND. Cho tôi hỏi việc này có ảnh hưởng gì tới việc nộp thuế TNCN không?

Trả lời: 

  • Sau khi mỗi cá nhân được cấp MST, tất cả thông tin về thuế liên quan đến họ (thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp, đã nộp, nợ thuế) sẽ được CQT quản lý thông qua MST (không phải qua CMND).
  • Hiện nay 2 người đã có 2 MST khác nhau nên họ hoàn toàn có thể sử dụng MST được cấp cho mình để khai thuế, nộp thuế,… mà không ảnh hưởng gì.

Hỏi: Đơn vị tôi là Cty TNHH MTV sau đó giải thể cty và thành lập Công ty CP mới. Khi giải thể DN, cty có trả trợ cấp thôi việc cho người lao động (khoản trợ cấp này tính đến 31/12/2008 và theo luật lao đông) . Vậy xin hỏi khoản trợ cấp thôi việc này có phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN hay không? Sau khi giải thể DN tất cả số lao động của Cty TNHH chuyển sang công ty Cp.

Trả lời: Theo điểm 2.2, khoản 2, mục II, phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC quy đinh các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công trong đó có Trợ cấp thôi việc.
Vậy khoản trợ cấp thôi việc này không tính vào khoản thu nhập chịu thuế nên CQCT không khấu trừ thuế TNCN

 Hỏi: Tôi có HĐLĐ dài hạn tại 2 công ty. Tuy nhiên tổng thu nhập cả hai nơi của tôi đều chưa tới mức nộp thuế sau khi giảm trừ cho bản thân (thu nhập hàng tháng và thu nhập cả năm đều chưa tới mức nộp thuế). Vậy tôi có phải làm quyết toán thuế TNCN năm 2010 không?

Trả lời: Theo hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2010 (Công văn 486/TCT-TNCN), cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương, kinh doanh phải khai quyết toán thuế TNCN trong trường hợp:

+ Có số thuế phải nộp lớn hơn số thuế đã khấu trừ hoặc tạm nộp;

+ Có yêu cầu hoàn số thuế nộp thừa.

Trường hợp của bạn, nếu tổng thu nhập chịu thuế sau khi giảm trừ cho bản thân hàng tháng và cả năm đều chưa đến mức nộp thuế thì bạn không phải khai quyết toán thuế TNCN năm 2010

Hỏi: Công ty chúng tôi mới thành lập từ tháng 01/2011. Hiện nay nhân sự khoảng 20 người, trong đó có 1 người chưa có MST nhưng đã có HĐLĐ chính thức, tiền lương tháng 02/2011 vừa rồi nhân sự đã tính thuế TNCN của người này và có trừ giảm trừ gia cảnh bản thân là 4 triệu đồng. Nếu làm đăng ký MST cho người đó trong thời gian này thì tệp 001 chỉ có một người duy nhất. Vào tháng 05/2011 công ty có tuyển thêm một số lao động mới, xin cho hỏi, khi đó nhân sự làm đăng ký MST cho những nhân viên cũ chưa có MST chung với những nhân viên mới có được không?

Trả lời:

- Bạn có thể thực hiện đăng kí MST cho nhân viên nhiều lần tại nhiều thời điểm khác nhau bằng cách gửi nhiều file có số hiệu tệp khác nhau. Trường hợp của bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

+ Bây giờ bạn đăng kí cho 01 nhân viên bằng cách gửi file (tệp 001 có 01 người duy nhất) và sau mỗi đợt tuyển thêm người thì lại gửi 01 file khác (tệp 002 trở đi).

+ Hoặc chờ đến khi công ty tuyển thêm người rồi đăng kí cho tất cả các nhân viên chưa có MST vào chung 1 tệp.

+ Việc đăng kí MST TNCN cho nhân viên không phụ thuộc vào mức thu nhập, loại hợp đồng,... của nhân viên. Khi nhân viên gửi hồ sơ ĐKT cho công ty bạn và công ty bạn đồng ý đăng kí MST thay cho nhân viên thì bạn hoàn toàn có thể đăng kí MST cho nhân viên vào các thời điểm thích hợp. Nhưng bạn cũng nên lưu ý đăng kí sớm để sớm nhận được MST cũng như sớm sử dụng MST đã cấp cho việc kê khai thuế, đóng thuế, hoàn thuế,…

Hỏi: Số CMND của vợ tôi bị trùng với số CMND của một chị khác, sau khi làm các thủ tục với cơ quan thuế và đã được cơ quan thuế cấp cho một MSTTNCN. Hiện nay 2 người có 2 MST nhưng cùng chung một số CMND. Cho tôi hỏi việc này có ảnh hưởng gì tới việc nộp thuế TNCN không?

Trả lời: 

  • Sau khi mỗi cá nhân được cấp MST, tất cả thông tin về thuế liên quan đến họ (thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp, đã nộp, nợ thuế) sẽ được CQT quản lý thông qua MST (không phải qua CMND).
  • Hiện nay 2 người đã có 2 MST khác nhau nên họ hoàn toàn có thể sử dụng MST được cấp cho mình để khai thuế, nộp thuế,… mà không ảnh hưởng gì.

Hỏi: Công ty nhacaiuytin của tôi có đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động, nhưng bị sai thông tin, em đã đăng ký mới, và muốn hủy đăng ký cũ phải làm như thế nào ạ? Em cảm ơn!

Xin trả lời bạn như sau:
1. Trường hợp cá nhân đã được cấp MST nhưng bị sai thông tin thì không được hủy MST đã cấp và đăng kí MST mới. Trường hợp này phải tiến hành điều chỉnh thông tin cho cá nhân trong hồ sơ đăng kí thuế.
2. Cách điều chỉnh thông tin cá nhân: bạn có thể sử dụng chức năng Tra cứu câu hỏi trong phần Hỏi đáp thuế để tra cứu các câu hỏi có tiêu đề là: Sửa thông tin MSTTNCN hoặc Sai thông tin cá nhân,.... để tham khảo các hướng dẫn của chúng tôi.

Hỏi: Trường hợp 1 nhân viên của công ty chúng tôi đến thời điểm phải nộp quyết toán thuế TNCN mà vẫn chưa đăng ký Mã số thuế (Nhân viên này đã có hợp đồng lao động 1 năm). Tuy nhiên theo phần mềm 2.5.1 nếu không có mã số thuế thì không thể quyết toán tại đơn vị và không được thoái trả nếu đã nộp thừa. Vậy chứng tôi phải làm gì để nhân viên này được quyết toán và nhận lại phần chênh lệch (Đến hiện nay đã có mã số thuế).

Trả lời: Công ty bạn kê khai và gửi hồ sơ QT thuế TNCN bổ sung, trong đó dòng kê khai về thu nhập của cá nhân này: Bạn điền MSTCN và check chọn "Quyết toán tại CQCT".

Tờ khai quyết toán thuế TNCN bổ sung này sẽ thay thế tờ khai trước đây bạn đã nộp và dữ liệu của tờ khai bổ sung sẽ được coi là thông tin chính thức của đơn vị bạn (đến thời điểm hiện tại). Nên trên tờ khai bổ sung, bạn cần kê khai đầy đủ tất cả thông tin đúng, kể cả những thông tin đã đúng trên tờ khai trước

Gửi lại bạn các bước thực hiện gửi tờ khai QT thuế bổ sung nếu bạn dùng các phần mềm hỗ trợ QTT TNCN (QTTNCN, HTKK) mà TCT cung cấp: :

- Mở lại tờ khai trước (hoặc Tải tờ khai nếu bạn lưu file dữ liệu) trên phần mềm, chọn trạng thái tờ khai là "Bổ sung" , nhập "Lần" bổ sung cao hơn lần của tờ khai trước đó (theo như trường hợp của bạn, tờ khai đầu tiên có trạng thái Chính thức, Lần bổ sung = 0, tờ khai nộp lần thứ 2 có trạng thái Bổ sung, Lần bổ sung = 1, và cứ như thế,..)

- Sửa thông tin cần thay đổi

- In tờ khai tương ứng với file dữ liệu đã kết xuất và gửi hồ sơ giấy đến CQT. Ở đây, phần mềm có hỗ trợ: Nếu chỉ muốn in những dòng thông tin có thay đổi trong bảng kê hãy chọn "Có điều chỉnh số liệu" trên dòng có thay đổi và chọn In thông tin chỉnh sửa. Phần mềm sẽ thực hiện:

+ Tờ khai chính: in thông tin tổng hợp của toàn tờ khai đúng như trên màn hình nhập

+ Bảng kê: chỉ in các dòng chi tiết được đánh dấu Có điều chỉnh số liệu nhưng phải đảm bảo dòng Tổng cộng cuối cùng là dòng Tổng cộng của toàn bảng kê như trên màn hình nhập.

+ Trên từng bảng kê sẽ dòng Chú ý “Chúng tôi xin cam kết: Bảng kê này chỉ bao gồm thông tin thay thế của cá nhân có điều chỉnh thông tin. Thông tin của các cá nhân không có tại Bảng kê này được giữ nguyên như bảng kê đính kèm tờ khai chính thức hoặc bổ sung gần nhất.”

- Kết xuất file dữ liệu đã kê khai. Tất cả thông tin bảng kê sẽ được kết xuất, dù bạn có chọn “Có điều chỉnh số liệu” hay không

Bạn lưu ý:

  • Gửi file dữ liệu qua mạng vẫn phải gửi hồ sơ giấy đến CQT

Hỏi: Cán bộ trường tôi đi học cao học ngoài được hổ trợ học phí còn được hổ trợ tiền nhà trọ, tiền đi lại và tiền mặt một năm 2.000.000 đ. vậy các khoản trên có tính vào thu nhập chịu thuế ko? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Theo quy định tại thông tư 62/2009/TT-BTC:

- Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động. Trường hợp đào tạo không đúng chuyên môn nghiệp vụ hoặc không nằm trong kế hoạch của đơn vị thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

- Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ: tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà).

 

Theo quy định tại thông tư 84/2008/TT-BTC:

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công là các khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

Nên khoản tiền mặt nhận hàng năm là 2.000.000 đ, cán bộ công ty bạn phải chịu thuế TNCN.

Khoản tiền trợ cấp đi lại không được tính là khoản giảm trừ hay miễn thuế, nên cán bộ công ty bạn phải chịu thuế TNCN cho khoản thu nhập này như 1 khoản tiền lương, tiền công.